Bạn có tò mò mào gà chọi có tác dụng gì? Các loại mào gà chọi phổ biến hiện nay và nên chọn loại mào nào hay không? Các danh kê chuyên nghiệp luôn chú ý đến vấn đề này khi chọn gà đá. Ngược lại với người mới, họ hay bỏ qua vấn đề này. Thông qua bài viết hôm nay bạn sẽ hiểu rõ hơn lý do vì sao việc xem mào gà lại quan trọng đến thế!

MÀO GÀ CÓ CÔNG DỤNG GÌ ĐỐI VỚI GÀ ĐÁ

Mào gà hay mồng gà là phần thịt màu đỏ ở trên đầu gà. Chúng có nhiều hình dáng khác nhau và được gọi bằng những cái tên riêng biệt. So với gà mái thì mồng gà trống thường sẽ lớn hơn.
Trong khoa học, thì mồng gà được biết đến với công dụng giúp giải nhiệt. Như các bạn đã biết, gà không thể tiết ra mồ hôi, nên chúng không thể làm mát cơ thể vào những ngày hè nóng bức. Đó là lý do vì sao chúng ta phải thường xuyên vệ sinh làm sạch cho chúng, vừa làm mát cơ thể, vừa hạn chế vi sinh vật ký sinh phát triển.
Khám Phá Các Loại Mào Gà Chọi Nên Chọn Và Không Nên Chọn
Vậy nên tuyến mồ hôi của gà sẽ tiết qua mồng, giúp cơ thể chúng tự cân bằng trước điều kiện thời tiết bên ngoài. Hơn nữa, thông qua mồng gà, người ta cũng sẽ đánh giá được thể trạng – sức khỏe của chiến kê. Nếu mồng màu đỏ rực thì chúng đang ở trạng thái rất tốt. Ngược lại mồng hơi rũ sang một bên hoặc tím tái,… nghĩa là gà đang mắc bệnh.
Bên cạnh đó mồng gà có tác dụng tô điểm, làm nổi bật lên ngoại hình của gà trống, giúp chúng thu hút con mái vào những mùa sinh sản.

CÁC LOẠI MÀO GÀ CHỌI PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Mào gà chọi thì rất nhiều, tuy nhiên chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào các loại mào gà chọi phổ biến mà anh em dễ bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Cụ thể:
– Mồng dâu: Đây là loại mồng phổ biến nhất ở gà chọi và cũng được nhiều kê sư lựa chọn nhất khi nuôi gà đá. Hình dáng nhận biết mồng dâu rất đơn giản, nó có hình như quả dâu với 3 khía, khía ở giữa sẽ cao hơn 2 khía ở ngoài.
Khám Phá Các Loại Mào Gà Chọi Nên Chọn Và Không Nên Chọn
– Mồng lá: Trong các loại mào gà chọi thì mồng lá cũng phổ biến không kém, nó xuất hiện chủ yếu trên gà ri – dòng gà nuôi thịt. Đúng với tên gọi, mồng lá có kích thước tương đối lớn, nó trải dài từ mỏ cho đến đỉnh đầu. Có khoảng 6 – 5 gai nhọn và tạo thành hình vòng cung. Nhìn bề ngoài mồng lá tuy “mỏng manh” nhưng vẫn giữ được kết cấu dựng đứng của mình.
– Mồng trà: Kết cấu của mồng trà rất độc đáo nếu không muốn nói là “đẹp mắt”. Phần mào nằm đều trên đầu gà, phần cuối của mào hơi ngóc lên trên, phần phía trên thì trải đều. Tùy mỗi giống gà mà kích thước mồng trà sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung hình dang sẽ không khác biệt là mấy.
– Mồng trích: Trong danh sách các loại mào gà chọi mà chúng tôi muốn chia sẻ ở trong bài thì đây là loại mồng có kích thước nhỏ nhất. Nó giống như một núm thịt nhỏ lồi lên trên đỉnh đầu của gà chọi, nó không có gai như những loại mồng khác.
Khám Phá Các Loại Mào Gà Chọi Nên Chọn Và Không Nên Chọn
– Mồng vua: Đây là loại mồng đẹp và được đánh giá cao nhất hiện nay. Nó có hình dáng như một chiếc vương miện. Các phần gai có xu hướng hơi ngả về sau. Kết cấu của mồng giúp chú gà chọi trông vô cùng hùng dũng và oai vệ.

NUÔI GÀ ĐÁ NÊN CHỌN LOẠI MỒNG NÀO VÀ KHÔNG NÊN CHỌN LOẠI MỒNG NÀO?

Nếu anh em chơi gà đá thì khi nên ưu tiên chọn mồng dâu, mồng lá hoặc mồng trích. Hoặc trong trường hợp bạn chọn được chú gà chiến ưng ý nhưng mồng quá lớn thì có thể cắt mồng để nhỏ lại.
Đối với gà đá, mồng quá lớn/ quá to sẽ gây trở ngại rất lớn. Nó có thể khiến gà mất đi phương hướng, không nhìn rõ. Quan trọng là nó có thể trở thành “nhược điểm” để đối thủ tấn công, cắn – mổ,…
Còn mồng trà với mồng vua thì chủ yếu được nuôi cảnh hoặc nuôi lấy thịt là chủ yếu. Hiếm anh em nào chọn làm gà chiến cả.

HƯỚNG DẪN CẮT MỒNG GÀ

Như đã nói ở trên, nếu bạn chọn được chú gà chọi ưng ý nhưng mồng quá lớn thì có thể tiến hành cắt bớt. Cách thực hiện đòi hỏi phải có kỹ thuật và đúng phương pháp. Nếu không có thể khiến gà chết vì mất máu hoặc bị nhiễm trùng khi không được xử lý đúng cách.
Khi tiến hành cắt mồng gà, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
– Nên chọn cuối tuần trăng để cắt mồng gà. Ông bà xưa quan niệm thời gian này máu dồn lên đầu sẽ ít, lúc cắt sẽ không bị mất máu quá nhiều.
– Nên cắt mồng vào buổi tối để gà bình tĩnh hơn
– Cho gà uống vitamin K trước khi cắt mồng
– Dụng cụ cắt mồng gồm: kéo, cồn, bột hoặc thuốc cầm máu, khăn,…. Trong đó kéo cần phải được khử trùng sạch sẽ, quan trọng là phải sắc bén để quá trình diễn ra nhanh gọn lẹ.
– Nên có ít nhất 2 người cùng thực hiện trong quá trình này, vì gà sẽ quẫy đạp rất nhiều. Một người có nhiệm vụ giữ gà, người còn lại sẽ ôm chặt để gà không cựa quậy, tránh thiệt hại.
– Xác định phần mồng cần cắt, sau thực hiện công đoạn.
Khám Phá Các Loại Mào Gà Chọi Nên Chọn Và Không Nên Chọn
– Ưu tiên cắt phần non trước, rồi tỉa lại cho đẹp. Lấy khăn ép chặt vào vết thương rồi đổ thuốc cầm máu vào. Đợi đến khi máu đông lại mới cho gà vào chuồng.
– Sáng hôm sau nhớ kiểm tra lại vết thương của chiến kê xem máu đã thực sự đông lại chưa. Có thể vệ sinh và bôi thuốc kháng sinh tránh bị viêm nhiễm.
– Sau khi cắt mồng cho gà chọi cần phải để gà thư giãn ít nhất 2 – 3 tuần rồi mới cho hoạt động cũng như tập luyện lại.

KẾT LUẬN

Chúng tôi đã tổng hợp xong các loại mào gà chọi, những loại mào nên và không nên chọn cũng như cách cắt mào nếu như chiến kê mà bạn chọn có phần mồng quá lớn. Hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Trang bị cho bản thân nhiều kinh nghiệm sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình chơi và nuôi gà sau này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *